Bạn có thể dùng cách sau đây để dùng chiếc chảo chống dính cũ thêm một thời gian nữa.
Nồi, xoong, chảo chống dính nấu ăn hiện nay đều phủ một lớp chống dính là Teflon, còn được gọi là polytetrafluoroethylene hay PTFE. Đây là một chất trong suốt được phát minh một cách tình cờ vào năm 1938 để dùng trong quân sự. Nhưng đến năm 1951 Teflon đã được sử dụng để phủ lên xoong và chảo kim loại, tạo thành một bề mặt trơn tuột như sáp, dễ lau chùi hơn, mang lại sự tiện lợi rất lớn cho việc nấu nướng.
Lớp phủ trên chảo chống dính nếu đạt tiêu chuẩn chất lượng trên vật dụng nấu ăn bằng kim loại không phải là một vấn đề nguy hiểm. Ngay cả khi lớp chống dính này bị bong tróc, chúng ta ăn phải những mảnh Teflon nhỏ thì nó cũng sẽ được đào thải ra ngoài qua đường bài tiết hậu môn. Nhưng nếu nấu ăn khi chảo quá nóng lại là vấn đề khác. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên sử dụng một chiếc nồi, chảo chống dính trong thời gian quá lâu, chỉ nên dùng tối đa trong 2-3 năm.
Hãy áp dụng mẹo đơn giản dưới đây, đảm bảo 100% các món không hề vỡ nát dù lớp chảo chống dính đã bị hư:
Bước 1: Bắc chiếc chảo không chống dính lên bếp, làm khô và nóng chảo, kiểm tra bằng cách đổ vào đó một thìa nước, thấy nước sôi lên rồi khô đi là đạt.
Bước 2: Đổ dầu ăn hoặc mỡ vào chảo, đợi dầu sôi sủi bọt lên.
Bước 3: Đổ trứng hoặc đồ ăn như cá… vào chảo bắt đầu rán.
Lưu ý: Miếng cá của bạn phải được lau khô, không còn dính nước, nếu dính nước khi rán cá sẽ bị bắn dầu.
Mẹo biến chảo thường, chảo chống dính cũ thành chảo chống dính mới
Dùng khoai tây
– Vật liệu chuẩn bị:
+ 1 củ khoai tây.
+ Muối ăn.
– Cách thực hiện:
Bước 1: Bạn đem 1 củ khoai tây gọt vỏ rồi rửa sạch và cắt đôi.
Bước 2: Đầu tiên, bạn dùng phủ muối vào bề mặt củ khoai tây rồi chà vào mặt chảo để loại bỏ các vết gỉ sét do thức ăn tạo nên. Sao đó, bạn dùng nửa củ khoai tây còn lại chà mạnh tay lên đáy chảo hoặc các vị trí chảo bị bong tróc lớp chống dính.
Bước 3: Rửa lại chảo bằng nước sạch và lau khô.
Dùng dầu ăn
– Vật liệu chuẩn bị:
+ Dầu ăn.
– Cách thực hiện:
Bước 1: Bạn rửa sạch chảo rồi đặt lên bếp, sau đó đổ dầu và láng khắp mặt chảo đợi dầu sôi.
Bước 2: Sau khi dầu sôi, bạn đổ hết đầu trong chảo và thêm dầu lạnh vào. Như vậy là bạn đã có một chiếc chảo chống dịch vô cùng hiệu quả rồi.
Dùng giấm
– Vật liệu chuẩn bị:
+ Giấm ăn.
+ 1 miếng bọt biển sạch.
+ Dầu ăn.
– Cách thực hiện:
Bước 1: Bạn rửa sạch và làm khô chảo, sau đó đặt lên bếp và thêm giấm ăn vào rồi bật bếp để làm nóng chảo.
Bước 2: Dùng một miếng bọt biển sạch rồi nhúng với giấm trong chảo và tiến hành chà vài lần xung quanh mặt chảo.
Bước 3: Bạn tắt bếp và đổ toàn bộ lượng giấm trong chảo đi rồi rửa lại bằng nước sạch.
Bước 4: Tiếp tục đặt chảo lên bếp và bật bếp cho đến khi khô chảo rồi đổ 1 lượng dầu vừa đủ tráng đều mặt chảo, đợi 2 – 3 phút cho dầu sôi rồi tắt bếp chờ chảo nguội và đổ lượng dầu trong chảo đi.
Bước 5: Sau khi đổ dầu, bạn rửa chảo bằng nước sạch rồi sử dụng như bình thường.
Dùng dầu dừa và muối
– Vật liệu chuẩn bị:
+ Dầu dừa.
+ Muối.
+ Khăn giấy.
– Cách thực hiện:
Bước 1: Bạn đổ dầu dừa vào chảo rồi đun nóng và láng đều dầu khắp mặt chảo.
Bước 2: Để dầu sôi trong vòng 2 – 3 phút, bạn đổ hết lượng dầu trong chảo đi và phủ kín mặt chảo bằng một lớp muối.
Bước 3: Dùng khăn giấy chà muối trên bề mặt chảo vài lần và dùng một tờ khăn giấy khác để loại sạch hoàn toàn lượng dầu và muối còn sót lại trên chảo.
Lớp chống dính khi sử dụng lâu có gây độc hại không?
Theo khuyến cáo của chuyên gia ẩm thực, chảo chống dính sử dụng lâu ngày có thể gây ngộ độc, nhất là loại chảo không rõ nguồn gốc được bày bán trên thị trường. Đa số các loại chảo chống dính đều trang bị chất chống dính Teflon vì:
Phân hủy ở nhiệt độ cao 300 – 400 độ C, nhưng nhiệt độ nấu ăn cao nhất chỉ khoảng 250 độ C.
Không hấp thụ vào cơ thể, nếu có hấp thụ thì sẽ được đào thải ra ngoài.Tuy nhiên, sử dụng lâu lớp chống dính lẫn keo bám dính sẽ bong tróc, không đạt tiêu chuẩn là phần gây độc hại cho sức khỏe với các triệu chứng khó thở, tức ngực,… nếu dùng thường xuyên. Vì vậy, bạn không nên sử dụng chảo đã quá cũ có lớp chống dính bong tróc nhiều.
Chảo chống dính sử dụng bao lâu thì nên thay mới?
Sau khoảng thời gian sử dụng, chảo chống dính đã không còn tốt như mới và chất lượng cũng giảm theo, dễ sinh ra các chất độc hại khi sử dụng. Nếu bạn thấy lòng chảo đã bị trầy xước hoặc sát dính thức ăn, thì tốt nhất bạn nên thay mới để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đồng thời, thời gian sử dụng chảo chống dính tốt nhất là:
3 – 6 tháng: Với chảo thông thường.
2 – 3 năm: Dành cho chảo cao cấp.
Một số lưu ý khi sử dụng chảo chống dính
– Cho dầu ăn vào chảo trước khi chảo nóng:
Bởi lớp phủ chống dính của chảo thường rất dễ bong tróc ở nhiệt độ cao nên thay vì chờ chảo nóng mới cho dầu như các loại chảo thường thì bạn nên làm ngược lại để bảo vệ lớp chống dính bám lâu hơn và tăng độ bền cho chảo nhé!
– Nấu ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình:
Chảo chống dính được phủ đa dạng các lớp chống dính như: Teflon, ceramic, vân đá hoa cương, kim cương,.. nên có mức chịu nhiệt khác nhau. Chất keo của lớp chống dính rất dễ phân hủy ở nhiệt độ cao.
Thế nên, khi sử dụng chảo chống dính bạn hãy chọn mức nhiệt độ thấp hoặc trung bình, lửa cháy ở trung tâm đáy chảo, không cháy trên thành chảo. Đồng thời, người dùng cũng cần dựa vào chất liệu lớp chống dính của sản phẩm để chọn mức nhiệt cho thích hợp.
– Chỉ nên sử dụng lượng dầu vừa đủ:
Vì chảo đã được trang bị lớp chống dính nên việc thêm nhiều dầu vào chảo là điều hoàn toàn không cần thiết, điều này vừa gây lãng phí dầu, vừa không tốt cho sức khỏe mà còn làm mặt chảo chống dính chịu một lượng nhiệt lớn hơn khiến độ bền bị giảm đáng kể.
– Không để chảo tiếp xúc mạnh với các vật dụng bằng kim loại:
Đây là điều mà bạn cần hạn chế tối đa vì kim loại khi cọ sát với bề mặt chảo có thể khiến lớp chống dính bị bong tróc, trầy xước. Vì vậy, bạn nên hạn sử dụng các vật dụng bằng kim loại như: kẹp gắp, đũa kim loại,… để gắp thức ăn và có thể thay thế bằng các vật dụng được làm từ gỗ.
– Không cọ rửa chảo chống dính bằng miếng chùi nhôm:
Người dùng miếng chùi nhôm để cọ rửa các vết bẩn dính chơi chảo chống dính thì sẽ làm chảo bị trầy xước và bong lớp chống dính. Tốt nhất, bạn hãy sử dụng xơ mướp, miếng bọt biển hoặc khăn mềm để vệ sinh.
Cách này không chỉ giúp bảo vệ lớp chống dính của chảo được bền lâu, mà còn nấu ăn không tạo ra chất độc hại gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Tổ tiên dặn kỹ: ‘Người пghèo khôпg mua tầпg 2, пgười giàu khôпg mua tầпg 18’, vì sao vậy?
Việc tránh mua nhà ở tầng 2 và tầng 18 không chỉ liên quan đến yếu tố phong thủy mà còn xuất phát từ nhiều lý do thực tế.
Vì sao nói: “Người nghèo không mua nhà tầng 2?
Hệ thống thoát nước
Vấn đề về hệ thống thoát nước có thể hiếm khi xảy ra nhưng không phải là không có. Hiện nay, nhiều tòa nhà cao tầng hoặc chung cư mini sử dụng đường ống thoát nước thải độc lập, các tầng thông nhau.
Đối với những khu nhà cũ, một số gia đình có thể tự ý tu sửa, cải tạo đường ống dẫn đến đường ống quá hẹp, thậm chí gây tắc nghẽn khiến nước thải không thoát đi được. Cùng với việc bảo trì không thường xuyên kiến khả năng thoát nước cũng gặp vấn đề. Khi đó, các nhà ở tầng phía dưới sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Ngoài ra, vẫn đề ẩm ướt ở các tầng thấp cũng là điều đáng quan tâm.
Tất nhiên, trong những năm gần đây, các căn nhà chung cư mới được xây dựng cũng có sự tính toán, cải thiện về các phương án thoát nước. Khi mua nhà, bạn cần phải tìm hiểu kỹ tình trạng của căn nhà, để tránh tình trạng mua phải những nơi ở ẩm thấp, gặp nhiều vấn đề rắc rối về thoát nước.
Ánh sáng và thông gió kém
Trên thực tế, các tầng ở gần mặt đất của những tòa nhà cao tầng thường bị các tòa nhà khác hoặc cây cối che khuất. Khi đó, điều kiện ánh sáng và thông gió sẽ kém đi.
Khi mua nhà, hãy chú ý đến khoảng cách giữa tòa nhà mà bạn định ở với những tòa gần đó và cây cối xung quanh. Một ngôi nhà không đón được nắng thường tạo cảm giác âm u, hiu quạnh, không ấm áp, nhất là vào mùa đông.
Vấn đề tiếng ồn
Đây là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Đối với những tòa nhà ở gần đường lớn, tiếng ồn ở các tầng thấp thường khá nhiều. Trong khi đó, các tầng cao hơn sẽ yên tĩnh hơn.
Vì sao nói “Người giàu không mua tầng 18”?
Vấn đề phong thủy
Về quan niệm phong thủy, những tầng như 13, 14, 18 thường bị nhiều người kiêng kỵ bởi họ cho rằng những con số này mang lại xui xẻo.
Trên thực tế, bạn có thể thấy rất nhiều tòa nhà không đánh số cho các tầng này mà thay bằng những ký tự khác.
Liên quan đến tầng 18, nhiều người cho rằng con số này gợi nhắc đến 18 tầng địa ngục, ở đó sẽ rất xui xẻo. Vì vậy mà nhiều người có tiền thường tránh mua nhà ở tầng 18.
Nóng vào mùa hè, lạnh vào mùa đông, tiêu thụ nhiều năng lượng
Khi ở những tầng cao, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng nóng hơn vào mùa hè, lạnh hơn vào mùa đông. Tất nhiên, vất đề này sẽ được giải quyết khi bạn sử dụng máy điều hòa không khí. Thiết bị này cũng kéo theo vấn đề tiền điện tăng lên.
Dễ gặp vấn đề trong việc sử dụng nước, thang máy trong giờ cao điểm
Ở các tầng cao, bạn có thể gặp tình trạng áp lực nước không đủ, gây khó khăn trong việc sử dụng nước.
Ngoài ra, vấn đề kẹt thang máy trong giờ cao điểm cũng là một điều mà bạn nên cân nhắc. Khi có sử cố, mất điện, việc đi lên đi xuống bằng thang bộ sẽ gặp rất nhiều khó khăn bị bạn ở những tầng cao như vậy.