Dưới đây là công dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp mà không phải ai cũng biết được.
Cây tầm bóp giúp điều trị ung thư
Cây tầm bóp có tên khoa học là Physalis angulata , các tên gọi thân thuộc khác ở Việt Nam như: cây bôm bốp, thù lù cạnh, bùm bụp hay lồng đèn. Cây này cũng có nhiều công dụng để các bệnh, có thể kể đến: Điều trị cảm và sốt, điều trị ung thư, hỗ trợ làm sáng mắt, mát gan, giải độc cơ thể… Cùng tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm sinh thái, Công dụng và cách dùng của vị thuốc thuốc này qua bài viết dưới đây.
Cây thuộc loại thân thảo, họ Cà và có nguồn gốc từ các nước châu Mỹ nhiệt đới và sống như cỏ dại. Cây sống tập trung ở nơi có khí hậu nhiệt đới, thường mọc dại theo 2 bên đường đi, bờ ruộng, trong vường, trên bãi cỏ hay các khu đất hoang. Ngoài ra còn được tìm thấy ven các khu rừng có độ cao dưới 1.500m tính từ mặt nước biển.
Ở Việt Nam, cây này phát triển bổ biến ở nhiều nơi, nhờ vào những ích lợi giá trị của nó nên nhiều vùng đã trồng cây như một loại rau ăn hàng ngày hoặc làm thuốc chữa nhiều bệnh.
Trẻ em ở các vùng nông thôn thường hái quả tầm bóp để ăn vì quả có vị chua chua thanh mát giúp xua tan cảm giác khó chịu trong ngày hè oi ả.
– Cây thân thảo, cao khoảng 50-90cm.
– Thân cây có nhiều cành, thường mọc rủ xuống.
– Lá màu xanh, hình bầu dục, dài khoảng 0,3cm và rộng 0,2 – 0,4cm, các lá mọc so le, nối liền với thân bằng một cuống dài 0,15-0,3cm. Lá có thể phân thành nhiều thùy hoặc không.
– Hoa màu trắng, nhụy vàng, 5 cánh, cuống hoa mảnh, mọc đơn, đài hình chuông, màu xanh, bao phủ lông tơ mịn ở ngoài.
– Quả tầm bóp mọc quanh năm, đặc điểm mọng, hình tròn, bề mặt nhẵn. Khi tươi có màu xanh nhưng khi chín chuyển sang đỏ hoặc cam. Bên ngoài quả cây tầm bóp có 1 lớp đài bao bên ngoài, như một túi bảo vệ, khi có bóp có tiếng kêu lốp bốp.
– Quả có chứa nhiều hạt nhỏ, hình thận.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Cây tầm bóp có nhiều công dụng, trong đó không thể không nhắc đến hỗ trợ điều trị ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc sử dụng thực phẩm giàu vitamin C giúp điều trị bệnh ung thư, bao gồm ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng và ung thư vòng miệng,…
Ngoài ra, thành phần của cây chưa các hợp chất ức chế và tiêu diệt các tế bào ác tính, phát triển trong cơ thể, thậm chí còn có tác dụng thu nhỏ khối u ung thư.
Hỗ trợ làm sáng mắt
Sử dụng tầm bóp cũng là 1 cách để bổ sung lượng vitamin A cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể. lượng vitamin này giúp ngăn ngừa khô mắt. Hơn nữa cây sẽ giữ cho võng mạc khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.
Điều trị cảm lạnh, hạ sốt
Cảm lạnh, ho là triệu chứng gợi ý hệ thống miễn dịch bắt đầu suy yếu. Vì vậy, người bệnh hãy tiêu thụ một lượng cây tầm bóp để cung cấp đủ vitamin C mỗi ngày, nâng cao sức đề kháng . Ngoài ra, cây tầm bóp là bài thuốc giúp cơ thể tăng hấp thu sắt, giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng tốt hơn. Bên cạnh đó, quả tầm bóp có thể hạ sốt rất tốt khi dùng cho trẻ em.
Bài thuốc cho người tiểu đường
Sử dụng rễ cây tầm bóp cùng với chu sa và tim lợn nấu lên dùng liên tục trong 7 ngày với liều lượng mỗi ngày 1 lần. Vị thuốc này có tác dụng tốt đối với người tiểu đường hoặc sỏi niệu. Kết hợp với các phương pháp điều trị khác, nhất là kiêng khem và uống nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc.
Thuốc chữa bệnh hô hấp
Với người có biểu hiện ho khan, viêm họng, có thể áp dụng bài thuốc sau: dùng tầm bóp khô, sắc mỗi lần khoảng 20gr, sắc lấy nước uống trong 4 ngày. Tình trạng sưng đau họng, ho có thể thuyên giảm rõ rệt. Ngoài ra, bài thuốc này còn có tác dụng tốt đối với người bị thủy đậu, ban đỏ, là bài thuốc lợi tiểu khá hữu hiệu.
Tầm bóp tươi rửa sạch với nước muối loãng, đem giã nhỏ, vắt lấy nước uống. Còn bã dùng để đắp trên nhọt, đinh râu,… Đây là bài thuốc chữa nhọt rất hiệu quả và an toàn, tác dụng khá nhanh. Nước tầm bóp giúp thanh nhiệt, giải độc. Bã tầm bóp có thể giúp nhọt bớt sưng, mau lên mủ và mau khỏi.
* Lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp:
– Tránh sử dụng tầm bóp cho những người có cơ địa dị ứng với loại cây này hoặc dị ứng thảo mộc nói chung.
– Sau khi sử dụng thuốc từ tầm bóp, nếu có những biểu hiện như buồn nôn, khó thở, tức ngực, nổi mẩn ngứa,… cần dừng lại ngay.
– Không dùng cây tầm bóp cho người đang cho con bú, phụ nữ có thai.
– Cần phải hết sức thận trọng khi dùng tầm bóp kết hợp với điều trị bệnh bằng tây y. Bởi tầm bóp có thể tác dụng với các thành phần trong thuốc hoặc làm giảm tác dụng của thuốc tây.
– Tránh nhầm lẫn cây tầm bóp với cây lu lu đực, một loại cây gần giống nhau nhưng lại có độc tính, chứ không có tác dụng chữa bệnh.
* Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để biết rõ bệnh tình và hướng điều trị phù hợp hãy đến các cơ sở y tế để gặp bác sĩ thăm khám