Rau chân vịt (cải bó xôi), loại rau ngăn ngừa và phòng chống ung thư hàng đầu

Một số nghiên cứu trên người cho thấy mối liên quan giữa ăn rau chân vịt với việc giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Ăn rau bó xôi cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú. Thêm vào đó, lượng lớn chất chống xy hóa trong rau bina cũng có thể ngăn ngừa ung thư.

Rau chân vịt hay còn gọi là rau bina hay cải bó xôi. Loại rau lá xanh này có ít calo nhưng giàu các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, C, K, magiê và sắt. Trong đó, phytochemicals có tác động kháng ung thư.

Vì vậy, rau chân vịt là một trong các loại thực phẩm được khuyến cáo nên ăn thường xuyên.

Ngăn ngừa các bệnh ung thư

Theo Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), phytochemicals (hóa chất thực vật) trong rau cải bó xôi gồm 3 nhóm chính:

Nhóm carotenoid chứa beta-caroten, lutein, zeaxanthin: tác dụng ngăn chặn hình thành gốc tự do, từ đó hạn chế tổn thương DNA trong cơ thể.

Nhóm flavonoid chứa lutein: tác dụng làm ức chế sự phát triển mạch máu trong khối u, thúc đẩy quá trình chết của các tế bào bất thường (apoptosis).
Nhóm flavonoid chứa quercetin: tác dụng giảm viêm, tăng sửa chữa DNA, thúc đẩy quá trình apoptosis.

Với thành phần hóa học như trên, nhiều nghiên cứu đã ra đời để đánh giá tác dụng của cải bó xôi với tình trạng bệnh lý, trong đó có bệnh ung thư.

Nghiên cứu trên những bệnh nhân ung thư khoang miệng, thanh quản, bàng quang cũng chỉ ra kết quả tương tự. Nhưng vì các nghiên cứu chủ yếu là quan sát và làm trên thực nghiệm nên tác dụng của các hóa chất thực vật trong cải bó xôi còn chưa đi đến kết luận cuối cùng.

Giảm nguy cơ ung thư vú, phổi và đường tiêu hóa

Với ung thư vú, nghiên cứu trên chỉ ra những phụ nữ có nồng độ carotenoid trong huyết tương cao thì giảm 15-20% nguy cơ ung thư vú so với nhóm phụ nữ có nồng độ thấp hơn.

Trên ung thư phổi, nhóm tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa quercetin, lutein, zeaxanthin thì có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.

Về ung thư đường tiêu hóa, những người sử dụng thực phẩm giàu lutein, thì giảm nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư thực quản.

Chống ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả

Theo trang Health Shots, các thành phần khác nhau trong rau chân vịt như folate, tocopherol và chlorophyllin rất hữu ích trong việc điều trị và bảo vệ bệnh nhân bị ung thư, bao gồm: ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan và phổi.

Ngoài ra, trong rau chân vịt còn có chứa những chất giảm hoạt động của khối u và sự phát triển của tế bào ung thư trên cơ thể.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, râu chân vịt rất hiệu quả trong việc chống ung thư tuyến tiền liệt. Điều này liên quan đến epoxyxanthophylls, một carotenoid đặc biệt, cùng với neoxanthin và violaxanthin làm giảm trực tiếp hoạt động của khối u và sự lan tràn của tế bào ung thư khắp cơ thể.

Giảm rủi ro ung thư buồng trứng

Một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) công bố trên tạp chí Journal of Cancer cho thấy, phụ nữ ăn đầy đủ kaempferol flavonoid, có trong nước ép rau chân vịt, cùng với các thực phẩm khác, giảm 40% nguy cơ ung thư buồng trứng so với phụ nữ ăn ít hơn.

Ngoài ra, cải bó xôi còn chứa nhiều vitamin K. Cứ 100g cải bó xôi thì chứa hàm lượng vitamin K gấp 4 lần nhu cầu hằng ngày.

Bên cạnh tác dụng đối với ung thư, cải bó xôi còn có nhiều tác dụng khác tốt cho cơ thể như:

Góp phần giải độc cơ thể

Theo trang Health Shots, rau chân vịt rất giàu chất chống ôxy hóa, nhờ đó bảo vệ cơ thể khỏi căng thẳng ôxy hóa, đồng thời loại bỏ các độc tố có hại. Bằng cách hỗ trợ chức năng gan và quá trình giải độc, rau chân vịt góp phần tăng cường sức khỏe tiêu hóa tổng thể.
Kiểm soát huyết áp

Rau chân vịt giàu nitrat – chất hóa học tự nhiên. Nitrat mở rộng hoặc làm giãn mạch máu. Điều này cải thiện sự lưu thông máu và giảm áp lực đối với tim.

Theo một nghiên cứu được công bố năm 2016 trên Tạp chí Dinh dưỡng đã cho kết quả rằng, sử dụng rau chân vịt trong các món ăn giúp bạn kiểm soát huyết áp hiệu quả đáng kể.

Có lợi cho sức khỏe của mắt

Rau chân vịt thường chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, như vitamin A, C, và K, cũng như lutein và zeaxanthin. Những chất này được biết đến vì có lợi cho sức khỏe của mắt.

Vitamin A, đặc biệt là có trong dạng beta-carotene, quan trọng cho sự duy trì đôi mắt sáng khỏe và có thể giúp ngăn chặn các vấn đề như thiếu hụt vitamin A có thể gây ra.

Giúp xương chắc khỏe

Vitamin K, magiê, kali và canxi có trong rau chân vịt giúp xương chắc khỏe và hạn chế loãng xương. Lưu ý là canxi ở rau chân vịt hơi khó hấp thụ, vì vậy đừng quên bổ sung các thực phẩm từ sữa để bảo vệ xương của bạn.

Hạn chế nguy cơ bị hen suyễn

Tỷ lệ mắc hen suyễn ở những người thường xuyên ăn thực phẩm có chứa beta-carotene thấp hơn những người khác, và bạn có thể tìm thấy beta carotene trong rau chân vịt. Việc sử dụng loại rau này trong bữa ăn cũng giúp kiểm soát các triệu chứng hen mạn tính.

Chống thiếu máu

Tuy không giàu chất sắt như gan bê, nhưng rau chân vịt cũng có khả năng phòng chống thiếu máu. Nếu bạn mắc chứng thiếu hồng cầu – hay thiếu máu, hãy ăn rau chân vịt thường xuyên.

Cải thiện bệnh tiểu đường

Các chất chống xy hóa trong rau chân vịt giúp giảm lượng đường trong máu và tăng hoạt động của insuline ở các bệnh nhân tiểu đường.

Làm đẹp da và tóc

Nếu bạn muốn mái tóc bóng mượt và làn da khỏe mạnh, hãy ăn rau chân vịt. Vitamin A trong rau chân vịt hỗ trợ quá trình tiết chất nhờn và tái tạo tế bào.

Hỗ trợ tim mạch

Lượng kali có trong rau chân vịt giúp giảm nguy cơ đau tim, huyết áp cao và các bệnh tim mạch khác. Ngoài ra vitamin K chống đông máu.

Bổ mắt

Rau chân vịt cung cấp nhiều carotenoid và zeaxanthin, sắc tố giúp chống lại sự thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *