Lời Phật dạy về chữ Tham – Cuộc đời này quá tham lam tất sẽ rước hoạ vào thân

Cuộc sống này dạy cho ta rất nhiều thứ, trong đó có cả những bài học lớn về lòng tham. Tham lam là một thói quen rất xấu, nó khiến chúng ta trở thành người thường hám danh lợi, vật chất hưởng thụ mà không muốn bỏ chút công sức nào. Tham lam khiến con người trở nên xấu tính hơn, ích kỷ, đố kỵ với nhau hơn và khiến mọi thứ trong xã hội này xảy ra theo hướng vô cùng tiêu cực.

Tham lam trong Phật Giáo được xem là một nổi khổ đứng hàng đầu bởi nó gây ra nhiều hậu quả khó lượng. Vì lòng tham mà dẫn tới sân hận, vì tham nên mới khiến con người ta bị suy mê và u tối và cũng vì tham mà mới tạo ra các dục vọng, gây thành nghiệp ác.

Ngày hôm nay hãy cùng Kênh Tử Vi cùng nhau đi tìm hiểu về lời phật dạy về chữ Tham để hiểu rõ tham lam là gì, tham lam có hậu quả gì nhé

1.Tham lam là gì?

Tham lam chính là sự say đắm, ham muốn và sự đam mê của con người vào một điều gì đó. Cốt lõi của lòng tham này do 5 nhu cầu cơ bản của con người gây ra đó chính là Tài, sắc, danh, thực, thuỳ… Khi sự ham muốn về 1 trong những thứ này vượt mức bình thường sẽ khiến cho con người nảy ra lòng tham và nó sẽ biểu hiện thông qua các hành động cũng như lời nói của mình.

Lòng ham đó chẳng hề biết chán, càng được thời càng ham. Tham cho mình, rồi tham cho cả bà con quyến thuộc, quốc gia, xã hội của mình. Cũng vì lòng tham, mà nhân loại tranh giành giết hại lẫn nhau. Kẻ tham hay ghen ghét những người thành tựu.

Lòng tham sẽ chẳng bao giờ biết chán mà càng ngày nó sẽ càng tham. Nhiều người không chỉ tham cho mình mà còn tham cho cả bà con quyền thuộc, quốc gia và cho toàn xã hội. Tuy nhiên lại không biết được rằng chính lòng tham này đã khiến cho nhân loại tranh giành và giết hại lẫn nhau. Những kẻ tham lam thường xuyên giở thói ghen ghét với những người thành tựu.

Suy cho cùng, trong bản tính con người, ít nhiều ai cũng có tính tham. Tính tham không hoàn toàn xấu nếu đặt nó trong khuôn khổ giới hạn đạo đức cho phép. Theo lý giải của các nhà tâm lý, tính tham hiểu theo nghĩa tích cực là một trong những động lực kích thích con người nỗ lực phấn đấu để đạt được mục tiêu nào đó mà người ta khát khao, mong đợi.

Trên phương diện xã hội, tính tham cũng là động lực nguyên thủy thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.Tính tham (vật chất, tiền tài, địa vị…) nếu không được kiểm soát, tiết chế sẽ trở thành sự tham lam. Tham lam không đến từ việc mong muốn những điều tốt đẹp, mà đến từ sự ích kỷ cá nhân và thường gây tổn hại cho người khác hoặc xã hội.

Thời nào, xã hội nào cũng có một bộ phận người tham lam, thậm chí tham lam đến mức mù quáng, bất chấp cả luân thường đạo lý, vượt qua mọi khuôn khổ kỷ cương, phép nước. Có đủ thứ tham: Tham ăn uống, tham tiền bạc, tham quyền lực, tham địa vị, danh vọng… Những người bị lòng tham thao túng không bao giờ dừng lại ở những điều đạt được, mà luôn có nhu cầu thèm khát, thỏa mãn những điều họ tưởng tượng.

Người trong cuộc cũng biết rằng lòng tham là đáng xấu hổ nên tìm mọi cách để “ngụy trang” nhân cách nhằm che giấu động cơ mờ ám của mình. Tuy nhiên, dù có cố gắng che đậy, trau chuốt nhân cách đến mấy thì những người mang nặng lòng tham không mấy khi được sống trong tâm lý thảnh thơi, thanh thản, mà tâm trạng có thể căng thẳng, lo âu vì nỗi sợ đến một lúc nào đó lòng tham như cái thùng không đáy của mình bị phơi bày ra ánh sáng.

2. Lời phật dạy về chữ tham

Theo như lời Phật dạy về lòng tham thì tham lam không phải là một bản chất có sẵn trong con người bởi vốn dĩ mọi người sinh ra đều vô cùng thuần khiết giống như một tờ giấy trắng, họ có một trái tim độ lượng. Lòng tham sẽ ngày một lớn dần dựa theo những sự kiện, bể dâu mà con người gặp phải trong cuộc sống. Khi không biết kìm hãm được sự tham lam thì sẽ dẫn tới việc nó lớn dần lên khiến cho con người hành động sai trái.

Lòng tham của con người giống như cái túi không có đáy, cái túi không có đáy thì dù có đựng bao nhiêu vàng bạc của quý cũng không thể nào đầy được. Cũng vậy, lòng tham của con người thì vô độ nên không có điểm dừng, không có giới hạn, mà lại vô hạn… Chính vì vậy con người mãi chạy theo dục lạc để tận hưởng, không bao giờ biết dừng.

Giống như con thiêu thân lao mình vào ánh đèn mà không thể nào biết rằng nó sẽ bị nguy hiểm biết dường nào và nó không thể nào biết được khi lao vào bóng đèn thì nó sẽ chết ngay.Con người không thấy được sự nguy hiểm của lòng tham dục, cho nên càng tham muốn càng khổ nhiều. Lòng tham này được thể hiện dưới mọi hình thức khác nhau.

Có người vì lòng tham mà cố gắng lo làm ăn bằng những nghề nghiệp nuôi sống khác nhau: Như làm công cho nhà nước, như làm công ty, như làm ruộng, như buôn bán, như nuôi gia súc gia cầm…

Ngày đêm thức khuya dậy sớm làm lụm vất vả dành dụm để tạo dựng sự nghiệp sinh sống cho mình và gia đình. Nhờ vào sự nỗ lực của bản thân, khi có được tài sản thì luôn luôn ưu tư suy nghĩ sợ bị mất, sợ bị ăn trộm.

Người giàu sang có tiền của tài sản cũng bị khổ là phải bo bo giữ gìn. Nếu như lỡ may bị trộm cướp, bị lấy cắp, bị tịch thu, bị hỏa hoạn đốt cháy hoặc lỡ bị lũ lụt cuốn trôi thì than van khóc lóc, đấm ngực, mê man bất tỉnh, thì sự nổ lực vất vả cố gắng gầy công để được giàu có, tài sản nhiều đó cũng hoài công vô ích và không có kết quả gì.

Có người vì lòng tham mà không còn lương tâm lương tri ăn của hối lộ, ăn xén ăn bớt của cải mồ hôi công sức của người khác. Có người vì lòng tham mà phải cờ bạc, cá độ để mong được giàu sang có được tài sản, rốt cuộc giàu sang không thấy mà lại cho một kết quả bi thảm đó là tán gia bại sản, của cải không còn, nhà cửa bị tịch thu…

Có người vì lòng tham mà mua vé số, đánh số đề cầu mong túng số độc đắc để có được nhiều tiền giàu có, kết quả rồi cũng trắng tay tan nhà nát cửa, nợ nần chồng chất… Có người vì lòng tham mới đầu có chiếc xe đạp, khi có được chiếc xe đạp rồi lại mong muốn có chiếc xe honda, khi có chiếc xe honda rồi lại mong muốn có được chiếc xe hơi…

Cho nên, lòng tham không có giới hạn là như vậy. Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế Khi có được tài sản nhiều thì thường xảy ra mâu thuẫn với nhau. Như dòng họ tranh chấp với nhau, chồng vợ tranh chấp, cha con tranh chấp, mẹ con tranh chấp, anh em tranh chấp, chị em tranh chấp, bạn bè tranh chấp…

Con người vì nhu cầu vật chất, tiền bạc, tài sản mà đeo đuổi theo lòng tham lam bỏn xẻn, ích kỷ cho riêng mình. Cho nên chuyện đổ vỡ xung đột gia đình đánh mất hạnh phúc cũng xảy ra từ đây. Nguyên do cũng chính bởi lòng tham này, nên không còn thương yêu nhau, đùm bọc nhau nữa, thường xuyên xảy ra chiến tranh, tranh đoạt, tranh chấp với nhau.

Tất cả những sự tham muốn nêu trên đều mang một kết cục là khổ đau, cho dù lòng tham muốn để được tài sản giàu có, được tạo nên bởi mọi hình thức nào cũng đều mang lại sự thiệt hại, nguy hiểm cho chính mình, cho người thân và cho cả xã hội. Chúng đều là hành nghiệp của ác pháp, của bất thiện được thể hiện trên thân hành, khẩu hành, ý hành của chính mình.

Vì trong ý hành thường nghĩ đến chuyện muốn được giàu sang hơn người khác, cho nên thân hành và khẩu hành phải hành động làm hại mình, làm hại người và làm hại chúng sanh.Những sự việc nêu trên do lòng tham dục sai xử: “Chính dục làm nhân, họ sống làm các ác hạnh về thân, làm các ác hạnh về lời nói, làm các ác hạnh về ý.

 

Do họ sống làm các ác hạnh về thân, làm các ác hạnh về lời nói, làm các ác hạnh về ý, khi thân hoại mạng chung, họ sanh vào cõi dữ, ác thú đọa xứ, địa ngục.Như vậy là sự nguy hiểm các dục, đưa đến đau khổ tương lai, là khổ uẩn, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do chính dục làm nhân”. (Kinh khổ uẩn- Trung Bộ) Đức Phật nói những điều đó đều là ác pháp.

Nếu con người cứ gần gũi, luôn luôn chạy theo bởi lòng tham muốn này mà không biết tránh xa nó thì rất có thể bị nguy hại cho bản thân. Ngài thường dùng hình ảnh vàng bạc, của báu, tài sản giống như con rắn độc nó sẽ cắn chúng ta chết.

3.Nhân quả báo ứng của lòng tham

Người ta vẫn thường hay nói rằng trời đất là bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế. Theo quan điểm của Đức Phật, tất cả những sự tham muốn đã được nêu trên đều sẽ gây ra một kết cục xấu. Dù cho lòng tham đó được tạo nên dưới hình thức nào đi chăng nữa thì nó cũng sẽ gây ra những sự thiệt hại và khổ đau cho bản thân, cho mọi người ở xung quanh.

Trong đạo Phật, sự tham lam chính là hành nghiệp của các ác pháp, của sự bất thiện để có thể được hiển thị ở trên thân hành, khẩu hành hay ý hành của bản thân mình và chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Ý hành sẽ nghĩ tới những điều mà mình muốn đạt được nên sẽ khiến cho thân hành và khẩu hành bắt buộc hành động. Điều này gây hại cho chính mình, cho mọi người và cho chúng sanh.

Nếu như con người mãi cứ chạy theo những điều ác pháp, lòng tham này thì càng ngày càng lâm vào nặng hơn, không biết tránh xa nó thì sẽ rất nguy hại cho bản thân. Vì thế Đức Phật thường sử dụng hình ảnh vàng bạc, của cải cũng như tài sản giống như hình ảnh của con rắn độc, sẵn sàng cắn chúng ta chết bất kỳ khi nào.

Khi con người mãi chạy theo sự tham lam để đạt được lợi ích cho cuộc sống cá nhân thì sẽ chịu khổ đau mãi mãi. Nếu người nào từ bỏ được sự tham làm thì chắc chắn sẽ được giải thoát, không phải chịu thêm quả khổ nữa.

Phật dạy rằng khi tham lam càng nhiều thì báo ứng nhận được sẽ càng lớn. Đối với sự tham lam, luật nhân quả sẽ được trả ngay ở trong kiếp này và nó sẽ được minh chứng ở rất nhiều điều trong cuộc sống thường ngày. Chẳng hạn như những kẻ trộm cắp thì tù tội, kẻ ham mê cá độ, cờ bạc thì bần hàn, những kẻ tham ô, tham nhũng cuối cùng sẽ bị tay trắng, gia đình bất hoà và xã hội trở nên bất dung.

Con người khi sinh sống tại nhân sinh chắc chắn không thể nào thoát được luân hồi nghiệp báo. Tuy nhiên bản thân mỗi người cũng có thể tự xây dựng ra các nghiệp duyên tốt đẹp nhất cho bản thân mình. Vì vậy muốn thiện trước hết bạn cần phải hết tham. Muốn phúc đầu tiên phải biết đủ. Đây mới chính là những đại trí huệ trong đời người.

Có một chủ tiệm kim hoàn thời nhà Minh vốn nổi tiếng gọt giũa các loại đá quý báu. Một ngày nọ có người mang viên đá tới và nói rằng trong đó là viên ngọc quý, nhờ chủ tiệm giúp mình gỡ viên ngọc quý ra mà không để nó bị rạn, vỡ.

Chủ tiệm nhận đá, tối đó làm luôn và quả thật thảy ra 1 viên hồng ngọc sáng rực rỡ to bằng quả trứng vịt. Chủ tiệm chưa từng thấy viên ngọc nào đẹp như thế, vợ ông nhìn vậy nổi lòng tham và bảo chồng đánh tráo.

Chủ tiệm ban đầu không đồng ý, nhưng sau nhìn viên ngọc lấp lánh quá đẹp khiến ông xiêu lòng, bèn tìm viên khác kém đẹp hơn thế vào. Hôm sau khách tới hỏi về thành phẩm ngọc quý và nhận được viên ngọc khác. Khách không nghi ngờ gì cám ơn và trả tiền công.

Thời gian trôi đi, viên hồng ngọc vẫn nằm ở nơi cất giữ bí mật của chủ tiệm, hai vợ chồng thỉnh thoảng đem ra ngắm nghía, hoan hỉ. Lại nói chuyện chẳng bao lâu sau vợ chủ tiệm mang thai và sinh quý tử. Tuy nhiên con trai duy nhất của họ không nói không cười, mặt mày ủ rũ, cha mẹ có làm gì đi nữa cũng vô dụng.

Một ngày nọ chủ tiệm đi vắng, vợ trông con ngẫm thấy buồn vì con trai không giống ai, bỗng dưng nghĩ tới viên ngọc quý, liền bế con vào mật thất, tính đem ra dỗ xem có tác dụng gì không. Đứa trẻ nhìn thấy viên hồng ngọc bỗng linh hoạt hẳn, cười nói vui vẻ và đột nhiên dang tay chộp lấy viên hồng ngọc và nhảy khỏi lòng mẹ chạy ra ngoài.

Người mẹ bất ngờ không kịp trở tay vội theo con trai, ra tới cửa thấy có sai nha tới bắt giam lập tức, chỉ kịp nhìn thấy con trai mình tự dưng lăn ra đất tắt thở. Hóa ra viên hồng ngọc này chính là thuộc về quan tri phủ, hôm đó sai đầy tớ tới tiệm để gọt giũa mang về, nào ngờ bị chủ tiệm đánh tráo. Đầy tớ đó bị xử tội chết vì dối lừa quan trên, sau đầu thai làm con trai của vợ chồng chủ tiệm để đòi ngọc mang về minh oan cho mình, khi xong việc rồi tự động rời thế gian.

Vợ chồng chủ tiệm sau đó khai nhận hết tội và chịu hình phạt đi đày vì lừa gạt. Lòng tham của con người là một tội ác, nhiều khi đẩy người khác vào cảnh khốn cùng hoặc thậm chí cửa tử, chắc chắn sớm muộn sẽ bị báo ứng.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *