Ăn mít có nóng không?

Đông y xếp mít vào nhóm trái cây có tính ấm, tuy nhiên nhiều chuyên gia y học hiện đại lại cho rằng đây là quan điểm sai lầm. Vậy ăn mít có thực sự gây nóng người hay không?
Ăn mít có gây nóng trong người?

Mít lại là một loại hoa quả không thể bỏ qua làm nên hương vị của mùa hè. Tuy nhiên với suy nghĩ ăn mít gây nóng trong khiến nhiều người ngần ngại khi thưởng thức loại hoa quả này. Vậy đâu mới là sự thật?

Thực tế, vẫn còn nhiều tranh luận về việc quả mít có tính nóng hay mát. Đông y xếp mít vào nhóm trái cây có tính ấm, tuy nhiên nhiều chuyên gia y học hiện đại lại cho rằng đây là quan điểm sai lầm. Vậy ăn mít có thực sự gây nóng người hay không?

Theo các chuyên gia, ăn mít không hề mang tính nóng cơ học có thể cảm nhận được bằng xúc giác. Mà như bất cứ loại hoa quả có chứa đường nào khác, khi đi vào cơ thể lượng đường trong loại quả này sẽ nhanh chóng đi vào máu và chuyển hóa thành năng lượng. Quá trình chuyển hóa này sinh ra nhiệt năng làm con người cảm thấy nóng bức.

Cũng theo chuyên gia, mít càng ngọt, càng có nồng độ đường cao thì càng nóng. Ngoại trừ mít thì mùa hè còn có một số loại quả khác cũng mang tính nóng này như dứa, vải, xoài, đu đủ…

Hiểu theo y học hiện đại, nhiều người cho rằng không có loại quả nào gây nóng, mít cũng vậy. Nhưng phân tích kỹ lưỡng thì trái cây chứa nhiều đường có thể gián tiếp gây nóng trong người. Khi chỉ số đường huyết tăng cao và chuyển hóa thành năng lượng, cơ thể sẽ tăng sinh nhiệt gây ra cảm giác nóng nực.

Mít có hàm lượng đường ở mức trung bình, GI bằng 50 – 60 trên thang điểm 100. Ăn nhiều mít có thể làm tăng đường huyết khiến người ăn thấy nóng. Ngoài ra, tăng lượng đường trong máu còn tạo điều kiện phát triển vi khuẩn gây bệnh ngoài ra. Điều này dễ khiến da bị mụn nhọt, ngứa ngáy mà mọi người vẫn hiểu nhầm là do nóng quá nên phát ban, nổi mề đay.

Ngoài ra, cũng có một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, không có loại quả nào mang tính nóng mà vấn đề này phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Những người có cơ địa dễ nổi mụn, rôm sảy thì không nên ăn nhiều mít vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Nói như vậy không có nghĩa là ăn mít có hại mà khi ăn mít bạn có thể ăn lượng vừa phải để vừa bổ sung thêm các vitamin và muối khoáng có lợi vừa tránh được việc bị dị ứng, nóng trong người.

Ăn mít như thế nào để không bị nóng?

Vậy làm thế nào để bạn có thể tận hưởng được hương vị ngọt ngào của những trái mít mà không lo nổi mụn, bốc hỏa trong người? Nếu bạn chưa biết ăn mít đúng cách thì hãy lưu ý những thông tin dưới đây nhé.

Ăn mít có thể làm tăng lượng đường trong máu gây đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt là gây nóng trong người. Do đó, bạn nên ăn mít sau bữa cơm từ 1-2 tiếng.

Đối với những người mắc bệnh mãn tính hoặc các bệnh có liên quan đến đường huyết như mỡ máu, tiểu đường, gan nhiễm mỡ… chỉ nên ăn tối đa 80g/ ngày (khoảng 3-4 múi mít)

Không nên ăn mít vào buổi chiều tối. Bởi đây là khoảng thời gian chúng ta ít vận động nhất trong ngày vì vậy lượng năng lượng được nạp từ mít sẽ không được chuyển hóa hết, tạo thành mỡ thừa…

Những người có cơ địa nóng, dễ nổi mụn, sau khi ăn mít hãy nhớ uống đủ nước và bổ sung thêm rau xanh vào khẩu phần ăn để dung hòa lượng đường trong máu.

Nên hạn chế cho trẻ nhỏ ăn mít bởi lượng đường trong máu cao dễ khiến trẻ nổi mụn nhọt, rôm sảy, thậm chí tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh ngoài da như tụ cầu, liên cầu.

Tác dụng của mít

Biết cách ăn khoa học, bạn không còn lo ngại ăn mít có nóng không. Mít chín cũng là một loại trái cây bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe nếu bạn ăn đúng cách.

Trong mít có rất giàu các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, vitamin C, canxi, kali, sắt, thiamin, riboflavin, niacin, magneisum và nhiều chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, mà chúng rất có lợi cho sức khỏe con người.

Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Lượng carbohydrates và đường tự nhiên trong mít có khả năng cung cấp tới 50-60% năng lượng tức thời cho hoạt động mỗi ngày của bạn.

Tăng khả năng hấp thụ sắt

Theo các nhà khoa học, Vitamin C giúp tăng hấp thụ sắt. Một bữa ăn được cung cấp 100g vitamin C sẽ tăng khả năng hấp thụ sắt lên 67%. Trong 100g mít chín chứa 13.7g vitamin C sẽ thúc đẩy cơ thể hấp thụ sắt, đảm bảo lưu lượng máu tuần hoàn. Ăn mít chín giúp cơ thể phòng ngừa thiếu sắt, thiếu máu.

Bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng

Mít chứa nhiều vitamin C có khả năng tăng cường miễn dịch, cải thiện sức đề kháng cho bạn.

Hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn

Trong 100g mít chứa 2.5g chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Chất xơ giúp cho nhu động ruột co bóp dễ dàng, làm mềm phân và đẩy phân ra ngoài. Ăn 100g mít mỗi ngày sẽ thúc đẩy đi đại tiện, ngăn ngừa táo bón. Chất xơ cũng làm thức ăn để nuôi các vi khuẩn có lợi, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Giảm huyết áp

Hàm lượng kali trong mít cao đến mức có thể đáp ứng tới 14% nhu cầu Kali hàng ngày của cơ thể. Từ đó giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, đường huyết.

Phòng ngừa tế bào gây ung thư

Theo nghiên cứu khoa học, mít chứa các chất chống oxy hóa: Lignans, isoflavones, saponins. Chúng có tác dụng ngăn chặn và loại bỏ tế bào gây ung thư nhờ khả năng ức chế sự hình thành, phát triển của gốc tự do. Các chất chống oxy hóa cũng làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào, ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra.

Cải thiện thị lực

Các chất chống oxy hóa trong mít như flavonoid hay phenols có khả năng loại bỏ các gốc oxy tự do – một trong những nguyên nhân gây thoái hóa võng mạc mắt, đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, mít còn có thể cung cấp đến 10% lượng vitamin A mà cơ thể cần mỗi ngày.

Cung cấp canxi tốt cho xương khớp

Thống kê trong 100g mít chín chứa 34mg canxi, 37mg magie, 21mg photpho. Canxi có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xương. Magie và photpho tham gia vào tổng hợp, hấp thụ canxi. Thường xuyên ăn mít giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ tăng chiều cao ở người trẻ và ngăn ngừa loãng xương ở người trưởng thành.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *