Côn trùng chui vào tai là một sự cố không ít người mắc phải. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xử lý đúng và đôi khi để lại một vài di chứng ngoài ý muốn. Chính vì vậy khi kiến, côn trùng chui vào tai, cần làm ngay các hành động dưới đây để tránh hệ quả về sau với bộ phận nhạy cảm này nhé.
Triệu chứng thường gặp để nhận biết côn trùng chui vào tai
Triệu chứng thường gặp sau khị bị kiến hoặc côn trùng chui vào tai là đột ngột đau dữ dội một bên tai (trước đó không có bệnh gì liên quan đến tai). Có thể có những cơn đau dữ dội xen kẽ với khoảng thời gian âm ỉ.
Nguyên nhân là do côn trùng chích đốt hoặc chân có gai ngạnh đâm vào tai. Nhiều người cảm giác như có con gì bò trong tai, ngứa ngáy, rất khó chịu.
Tuyệt đối không sử dụng bông tai hay bất cứ thứ gì để ngoáy tai, điều này đang vô tình khiến cho côn trùng bị đẩy sâu vào trong tai.
Khi kiến, côn trùng chui vào tai, lấy chai dầu ôliu hoặc chai dầu em bé (dầu khoáng) hay dùng để mát xa cho em bé, rồi nghiêng đầu về bên ngược lại, để bên lỗ tai có con côn trùng hướng lên trên. Sau đó đổ một ít dầu vào lỗ tai có côn trùng làm côn trùng sẽ chết ngộp.
Côn trùng sau khi bị ngộp chết sẽ nổi lên và ra khỏi lỗ tai theo dầu. Khi nó ra được rồi, bạn nghiêng đầu về bên lỗ tai vừa có côn trùng đi ra, để cho dầu ra hết và không cần rửa dầu trong ống tai.
Thấm rượu hoặc oxi già vào 1 miếng bông nhỏ. Để miếng bông bên ngoài tai và nhẹ nhàng nhỏ 1 vài giọt vào trong vùng kiến, côn trùng chui vào tai. Điều này sẽ khiến khu vực quanh tai được vệ sinh và côn trùng bò ra ngoài.
Biện pháp chiếu đèn sáng vào tai có thể áp dụng trong trường hợp kiến, côn trùng chui vào tai vì đa số côn trùng gặp ánh sáng sẽ hướng sáng, tự động bò ra ngoài.
Có thể lấy đèn chiếu vào tai hoặc thắp ngọn nến trước lỗ tai và theo ánh sáng đó, côn trùng sẽ chui ra khỏi tai nếu còn sống.
Nếu đã thực hiện tất cả các cách an toàn tại gia trên mà côn trùng vẫn ngoan cố không chịu đi ra khỏi tai bạn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để xử lý càng sớm càng tốt. Đừng vì chủ quan mà làm mất đi thính lực rất quan trọng của mình.
Cách phòng tránh côn trùng bò vào tai:
- Nên ngủ giường, không ngủ đất.
- Không nên ăn uống để thức ăn vung vãi trên giường, nệm ngủ.
- Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phải vệ sinh sạch sẽ sau khi bé bú sữa, thay quần áo, thay ga, áo gối khi bị dính sữa để tránh côn trùng đến.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát nhằm hạn chế các loài côn trùng ẩn náu trong nhà.