Các chuyên gia sức khoẻ cho biết, việc thêm muối vào rau không cần thiết, thậm chí còn khiến người ăn phải đối mặt với nhiều bệnh nguy hiểm.
Rau luộc là một món ăn lành mạnh, tốt cho sức khoẻ và dễ làm, không tốn nhiều công sức. Theo kinh nghiệm nấu ăn của nhiều người, món rau luộc muốn xanh mướt, đậm vị nên cho ít muối vào nồi nước trước khi tiến hành luộc. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khoẻ cho biết, việc thêm muối vào rau không cần thiết, thậm chí còn khiến người ăn phải đối mặt với nhiều bệnh nguy hiểm.
Ngừng cho muối vào rau luộc vì gây hại cho sức khỏe
Các bà nội trợ thường thêm muối vào nước luộc để được đĩa rau xanh, giòn, bắt mắt. Lý do là bởi muối là tác nhân giúp độ nóng của nước tăng lên. Nhờ vậy mà thời gian luộc rau được rút ngắn tối đa. Do đó, rau được luộc chín đều, giòn ngon và xanh mướt chứ không bị nhũn, đỏ vì phải luộc lâu. Không chỉ thế, cho thêm muối vào rau còn giúp rau có vị đậm đà và hấp dẫn hơn hẳn.
Tuy nhiên, việc thêm muối vào khi luộc rau khiến cơ thể dung nạp thêm một lượng muối thừa đáng kể. Người Việt hiện nay đang ăn rất mặn, gần gấp đôi lượng muối mà WHO khuyến cáo. Theo đó, mỗi người trưởng thành chỉ nên ăn dưới 5gr muối/ngày. Song tại Việt Nam, con số này đang là 9,4gr.
Lượng muối mà người Việt ăn vào chủ yếu đến từ muối, gia vị nêm vào khi nấu ăn hoặc gia vị chấm, trộn. Dù là món gì thì trên mâm cơm của người Việt luôn có thêm nước mắm hoặc xì dầu để chấm. Ngay cả khi ăn trái cây, chúng ta thường có thêm đĩa gia vị để chấm. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự thừa muối trong ăn uống. Chính những sai lầm và thói quen khi chế biến thực phẩm của chúng ta khiến lượng muối đi vào cơ thể quá nhiều, tích tụ lâu dẫn tới những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Để rau xanh hơn mà không cần muối, bạn có thể thử mẹo sau như thêm đường, dầu ăn hay đơn giản là cho nhiều nước và vặn lửa thật to là đã có một đĩa rau luộc xanh mướt rồi.
Các tác hại của việc ăn mặn với sức khỏe
– Ăn mặn gây sưng phù
Khi duy trì thói quen ăn mặn thì lượng natri dư thừa từ các thực phẩm giàu natri sẽ giải phóng vào máu. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng chất lỏng và gây ra tình trạng hút nước ra khỏi tế bào và vào máu.Tình trạng này giữ nước trong máu tăng lên có thể dẫn đến sưng phù. Đặc biệt là ở khu vực bàn tay và bàn chân. Điều này có thể khiến bạn trông nặng nề hơn bình thường.Tuy nhiên nếu ngừng ăn mặn thì cơ thể sẽ có khả năng tự cân bằng trở lại. Đồng thời tình trạng sưng phù cũng sẽ tự thuyên giảm theo thời gian.
– Ăn mặn gây khát nước
Khác nước dường như là một tác hại tất yếu của việc ăn mặn. Chỉ cần 1 bữa ăn mặn cũng có thể gây ra tình trạng khô miệng và khiến bạn cảm thấy rất khát. Lúc này bạn được khuyến khích là nên bổ sung nước cho cơ thể để giúp cân bằng lượng natri dư thừa. Nếu không tiêu thụ nước sau khi ăn nhiều muối thì có thể khiến lượng natri trong cơ thể tăng lên trên mức an toàn. Từ đó gây ra tình trạng tăng natri huyết.
– Tăng huyết áp
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp đáng kể. Ngược lại nếu giảm lượng muối trong khẩu phần ăn có thể giúp làm giảm mức huyết áp.
Việc giảm lượng muối ăn vào 4.4g/ ngày có thể sẽ làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trưng tương ứng lên tới 4.18mm Hg và 2.06mm Hg. Tuy nhiên mức giảm này chỉ thể hiện rõ ở những người bị huyết áp cao gần gấp đôi so với bình thường.
– Ăn mặn làm hại thận
Các nhà nghiên cứu cho biết, duy trì chế độ ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động thận. Cụ thể là việc tiêu thụ nhiều muối khiến cơ thể phải thu nạp nhiều nước hơn. Từ đó dẫn tới tuần hoàn máu tới cần thận tăng lên. Điều này sẽ khiến cho thận phải làm việc nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ lọc máu. Trường hợp đã mắc bệnh thận nhưng vẫn duy trì thói quen ăn mặn thì sẽ khiến bệnh tình nặng nề thêm. Ngược lại, giảm tiêu thụ muối có thể hỗ trợ phục hồi chức năng thận. Nên nhớ rằng, muối cũng chính là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh như thận nhiễm mỡ, sỏi thận, thận yếu…
– Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và gây đột quỵ
Duy trì thói quen ăn mặn khiến cơ thể phải tiêu thụ 1 lượng muối lớn. Việc uống nhiều nước để cân bằng có thể làm tăng khối lượng máu tuần hoàn. Từ đó khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn.
Thực tế cho thấy, kéo dài tình trạng này sẽ khiến tâm thất trái to lên. Và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy tim. Tuy nhiên, tâm thất trái có thể trở lại bình thường nếu bạn phát hiện sớm và giảm lượng muối nạp vào cơ thể.
– Gây bệnh dạ dày
Đây cũng là một trong những tác hại của việc ăn mặn mà bạn cần chú ý. Thói quen ăn mặn, nhiều muối sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn đường ruột Helicobacter pylori. Loại vi khuẩn này phát triển sẽ tấn công niêm mạc dạ dày và làm kích hoạt tình trạng viêm loét, nhiễm trùng. Ngoài ra, thường xuyên ăn đồ mặn còn có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày lên gấp 2 lần với những người ăn uống lành mạnh. Hơn nữa, lượng natri quá cao trong cơ thể cũng sẽ làm giảm hiệu quả của việc điều trị ung thư dạ dày.
– Ăn mặn làm hại xương
Nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng, thói quen ăn mặn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe xương khớp. Tiêu thụ quá nhiều muối có thể gây mất canxi trong xương. Tình trạng này khiến cho xương trở nên yếu và dễ gãy hơn. Và đặc biệt là sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
– Hen suyễn
Các chuyên gia cho biết, dùng nhiều đồ mặn trong chế độ ăn hằng ngày có thể là nguyên nhân kích hoạt các cơn hen suyễn. Và hơn nữa, bệnh hen suyễn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, tim mạch, xương và nhiều bệnh lý khác.
– Khó ngủ
Thói quen ăn mặn cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng giấc ngủ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, thêm nhiều muối vào chế độ ăn có thể khiến cho bạn đi ngủ muộn hơn. Đồng thời không thể ngủ tròn giấc và dễ gặp ác mộng thường xuyên. Nhiều người còn phàn nàn rằng họ cảm thấy không được thoải mái sau khi ngủ.
– Mụn trứng cá
Các chuyên gia Da liễu cho biết, những người duy trì chế độ ăn mặn với nhiều natri thường dễ bị nổi mụn trứng cá hơn bình thường. Tuy nhiên việc ăn kiêng hợp lý, giảm muối trong khẩu phần ăn có thể giúp hạ thấp nguy cơ xuất hiện mụn.
– Ảnh hưởng vị giác
Thói quen ăn mặn kéo dài có thể khiến cho vị giác bị xáo trộn. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới cảm giác nêm nếm thức ăn cũng như trải nghiệm thưởng thức món ăn. Để bổ sung hương vị cho các món ăn bạn không nên phụ thuộc hoàn toàn vào muối. Có thể nêm nếm thức ăn với các loại thảo mộc tươi, gia vị khác hay trái cây họ cam quýt.
– Vấn đề nhận thức
Chức năng nhận thức có thể bị ảnh hưởng tiêu cự nếu bạn thường xuyên ăn mặn. Lượng natri dư thừa trong chế độ ăn có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và các bệnh mạch máu não. Để giữ cho não bộ luôn khỏe mạnh thì bạn nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối. Đồng thời chọn bổ sung nhiều thực phẩm giàu omega-3 để tốt cho sức khỏe não bộ.