Sạc pin điện thoại đầy 100% là d;ại: 5 sai lầm phổ biến khiến pin nhanh chai, điều đầu tiên 90% người dùng đều mắc phải.
5 sai lầm khi sạc pin điện thoại khiến cho pin nhanh chai, đừng bao giờ phạm phải kẻo hối không kịp.
Sạc pin đến 100% mới rút ra
Một trong những sai lầm mà rất nhiều người mắc phải khi sạc pin điện thoại, khiến cho pin giảm tuổi thọ nhanh chai. Đó chính là khi sạc pin để cho pin đầy 100% mới rút pin ra. Việc này tưởng như tốt cho máy điện thoại nhưng ít ai biết chính thói quen sạc pin điện thoại đến 100%, sẽ làm giảm tuổi thọ của pin. Điều này là do pin đều có số chu kỳ sạc cụ thể. Đặc biệt, nếu bạn luôn sạc đến 100% thì sẽ nhanh hết chu kỳ sạc hơn. Nguyên tắc chung là sạc đầy pin mỗi tháng một lần và cứ giữ pin ở mức từ 20% đến 80% không nên để pin đầy tới 100% mới rút ra sẽ khiến cho pin nhanh chai giảm tuổi thọ của máy.
Để cạn sạch pin mới cắm sạc
Một trong những sai lầm khi sạc pin là để máy sập nguồn thì mới sạc pin. Đặc biệt, khi bạn để pin về 0% là rất nguy hại cho tuổi thọ của máy. Vì pin thường có hoạt động theo chu kỳ sạc. Nếu bạn để pin cạn sạch, nghĩa là bạn đang từng bước làm giảm tuổi thọ của thiết bị. Bởi vậy, khi pin chỉ còn tầm 20% thì bạn nên sạc pin ngay lập tức.
Sạc điện thoại qua đêm
Rất nhiều người thường có thói quen là sạc pin trong khi ngủ. Bởi vậy, thường xuyên sạc pin để qua đêm khiến cho pin điện thoại chai nhanh giảm tuổi thọ. Ngoài ra, việc bạn cắm sạc qua đêm làm cho điện thoại quá nóng. Và điều này làm cho điện thoại của bạn dễ bị phát nổ vô cùng nguy hiểm.
Dùng điện thoại trong khi sạc
Rất nhiều người thường có thói quen là vừa sạc pin vừa sử dụng chúng. Điều này sẽ khiến bạn không nên tiêu hao pin của điện thoại khi đang nạp điện vào làm cho pin hoạt động quá mức để thực hiện 2 việc cùng một lúc. Nếu lúc sạc có cuộc gọi thì bạn nên rút điện thoại (và bộ sạc ra khỏi ổ cắm) để dùng xong rồi cắm lại. Làm như vậy sẽ giúp cho pin điện thoại của bạn dùng bền hơn rất nhiều.
Cắm sạc pin mà để nguyên ốp lưng điện thoại
Các bạn cần nhớ “nhiệt độ là kẻ thù của pin”. Nếu bạn sạc điện thoại mà vẫn đeo ốp lưng thì coi như giữ lại nhiệt lượng sinh ra trong khi sạc khiến pin và các linh kiện bên trong điện thoại bị nóng lên. Cho nên, trước khi sạc điện thoại, bạn hãy tháo ốp lưng điện thoại ra để pin “thở”.
xem thêm;
Vì sao khi vắng nhà quá 3 ngày, khi về phải gõ cửa 3 lần? Nhiều nhà không làm đã phải gánh họa
Vì sao khi vắng nhà quá 3 ngày, khi về phải gõ cửa 3 lần? Nhiều nhà không làm đã phải gánh họa.
Việc gõ cửa 3 lần trước khi bước vào nhà sau chuyến đi dài trên 3 ngày là một tục lệ được nhiều người truyền tai nhau thực hiện.
Đi vắng nhà quá 3 ngày, khi trở về gõ cửa 3 lần rồi mới mở khóa bước vào là một lời khuyên dân gian, có từ lâu ở một số nước phương Đông.
Thời xưa người ta quan niệm rằng nếu đi vắng nhà quá 3 ngày và ở trong nhà không có ai thì khi về không nên vội vàng mở cửa mà phải gõ cửa 3 lần, đội một chút rồi mới mở cửa. Sau khi mở cửa bước vào nhà, hãy bật hết tất cả các đèn trong nhà lên dù đó là đem hay ngày. Sau một lát, nếu không cần ánh sáng thì có thể tắt bớt đèn.
Dân gian tin rằng việc gõ cửa trước khi bước vào nhà là tín hiệu cho thần bếp. Trong bếp của mỗi nhà có một vị thần chuyên cai quản chuyện bếp núc, tài lộc, phúc đức. Vị thần này có vai trò ý nghĩa quan trọng. Thần bếp vẫn luôn ở trong nhà ngay cả khi gia chủ đi vắng. Vì vậy, khi trở về, gia chủ nên gõ cửa để thông báo với thần bếp rằng mình đã trở về, tránh đột ngột làm kinh động đến thần bếp.
Ngoài ra, dân gian cũng tin rằng khi vắng nhà lâu ngày, nguồn năng lượng dương trong ngôi nhà sẽ giảm sút (hay được gọi là thiếu hơi người). Khi năng lượng dương thiếu hụt thì năng lượng âm tăng lên và chiếm ưu thế. Gõ cửa 3 lần trước khi vào nhà có ý nghĩa xua đuổi tà khí, giúp khôi phục lại sự cân bằng âm dương.
Một số việc khác có thể làm khi trở về nhà sau một thời gian dài đi vắng
– Xông nhà
Đây là biện pháp được dân gian áp dụng nhiều khi cần thanh lọc không khí, xua đuổi chướng khí. Ngoài ra, việc xông nhà cũng giúp đuổi côn trùng, loại bỏ vi khuẩn gây hại. Gia chủ có thể xông nhà bằng các loại thảo mộc, gỗ thơm, ngải cứu khô… Cho các nguyên liệu xông vào niêu đất và châm lửa đốt. Để khói bốc lên rồi từ từ đem niêu xông đi quanh nhà, chú ý xông ở những nơi ẩm thấp như gầm giường, gầm cầu thang, góc tường… Khi xông nhà, hãy mở hết tất cả các cửa để không khí lưu thông.
– Thắp nến
Khi ngôi nhà không có người, bên trong sẽ trở nên tối tăm, ẩm thấp. Khi về nhà, bạn có thể đốt vài cây nến để làm sạch không khí, tạo dương khí cho ngôi nhà, mang lại sự ấm cúng cho căn nhà. Khi đốt nến cần chú ý kỹ để tránh lửa bắt vào các vật dụng xung quanh. Ngoài ra, nên mở cửa để không khí được lưu thông.