Điện thoại lỡ rơi vào nước ,làm theo cách này để cứu lấy điên thoại nhé.

1.Tác Hại Khi Điện Thoại Rơi Nước
Dù có nhiều cải tiến với các dòng smartphone cao cấp có khả năng chống nước. Tuy nhiên, nước vẫn luôn được coi là “ kẻ thù số 1” với các thiết bị điện tử và cả những chiếc điện thoại di động. Khi rơi điện thoại vào nước có thể khiến cho thiết bị này gặp một số trục trặc như:

Loa bị hỏng, nghe rè hay không hoạt động thể hoạt động bình thường

Cảm ứng bị loạn hay màn hình điện thoại bị liệt, loang lổ hay bị tối đen không thể sử dụng được

Chân sạc bị hư khiến bạn không thể cắm sạc được điện thoại

Điện thoại bị sập nguồn hay không thể khởi động

Ngoài ra, một số điện thoại sau khi rơi nước không thể sử dụng camera và kết nối được wifi hay mạng di động 3G/4G

2.Cách Xử Lý Điện Thoại Rơi Xuống Nước
Nếu vô tình để điện thoại rơi nước, bạn hãy nhanh chóng xử lý theo các bước sau đây:

Nhanh chóng lấy điện thoại ra khỏi nước. Nên hướng cổng sạc xuống dưới để nước nhanh thoát ra khỏi máy

Ngay lập tức tắt nguồn điện thoại sau khi lấy ra khỏi nước để ngăn nước len lỏi vào các bo mạch điện tử

Tháo rời các bộ phận của điện thoại: nắp vỏ, sim, pin ( tùy theo từng dòng smartphone) sau đó để nơi khô ráo, thoáng mát

Dùng khăn mềm lau khô toàn bộ bề mặt điện thoại, sau đó dùng tăm bông để thấm nước ở vị trí cổng kết nối, cổng tai nghe và loa. Nếu trường hợp điện thoại bạn rơi xuống nước muối hay nước ngọt, bạn nên dùng loại khăn ẩm để lau trước rồi mới dùng khăn khô lau lại.

Sau khi lau khô bề mặt, bạn nên tiến hành xử lý làm khô bên trong máy bằng cách cho điện thoại vào thùng gạo hoặc túi hút ẩm. Để tầm 1- 2 ngày để nước được hút bớt ra ngoài. Hoặc bạn có thể dùng máy sấy khô chuyên dụng cho điện thoại để làm khô các linh kiện điện tử bên trong.

Để máy một thời gian để điện thoại khô nước. Sau đó thử khởi động lại máy và dùng thử. Bạn nên kiểm tra loa, cảm ứng màn hình, cắm sạc và tai nghe để kiểm tra xem máy có hoạt động hay không. Nếu máy không hoạt động bình thường thì bạn nên mang ra các cửa hàng hoặc các trung tâm sửa chữa để kiểm tra.

3.Những Sai Lầm Nên Tránh Khi Xử Lý Điện Thoại Rơi Nước
Sấy khô bằng máy sấy

Sau khi điện thoại rơi vào nước, tuyệt đối không nên sấy khô bằng máy sấy. Lý do là bởi hơi nóng của máy sấy sẽ làm hư hỏng các linh kiện bên trong điện thoại.

Cho điện thoại vào tủ đá

Nhiều người nghĩ rằng, cho điện thoại vào tủ đá là giải pháp hiệu quả để tránh hiện tượng chập mạch điện tử. Tuy nhiên đây không phải là cách khắc phục an toàn và lâu dài. Bởi sau khi máy rã đông thì điện thoại của bạn lại tiếp tục ngấm nước và có khi còn trầm trọng hơn lúc đầu.

Lau điện thoại bằng tăm bông không cẩn thận

Trong quá trình làm khô điện thoại, khi sử dụng tăm bông để lau khô các cổng sạc, cổng tai nghe, loa bạn cần thao tác cẩn thận. Nếu không sẽ làm bông vụn thấm nước bị kẹt lại bên trong máy gây hỏng hóc tới các bộ phận khác.

Lắc hoặc đập điện thoại

Không cố lắc hay đập điện thoại bởi khi bạn càng cố thực hiện hành động này nước sẽ càng lọt vào máy sâu hơn. Không những vậy nó còn khiến điện thoại của bạn bị trầy xước và hư hỏng trầm trọng hơn.

Cắm sạc điện thoại ngay lập tức

Một lưu ý quan trọng mà bạn không nên làm khi điện thoại rơi nước là cắm sạc ngay lập tức. Khi các mạch điện bị nước mà tiếp xúc với nguồn điện chạy qua sẽ gây các hiện tượng nguy hiểm: cháy, nổ, chập điện, giật điện …

Nhét giấy ăn hoặc khăn vào các đầu cắm sạc

Cũng giống như khi sử dụng tăm bông, khăn hay giấy ăn sau khi ngấm nước sẽ dễ để lại các mủn giấy hay các sợi vải bị kẹt lại bên trong. Vậy nên, bạn không nên sử dụng vải hay giấy nhét vào các đầu cổng sạc, tai nghe để thấm khô nước.

Không cố nhấn các nút trên điện thoại

Và cuối cùng, bạn không nên cố nhấn bất kỳ nút hoặc phím nào nếu điện thoại đang bị ngấm nước. Càng cố nhấn sẽ càng làm cho các nút, phím và linh kiện của máy bị hỏng trầm trọng thêm.

4.Hướng Dẫn Cách Giữ Điện Thoại An Toàn Trong Mùa Mưa Bão
Mùa hè cũng là thời điểm tuyệt vời của những chuyến du lịch biển đảo và cũng là thời gian của những cơn mưa bão bất chợt. Do đó để hạn chế tối đa việc điện thoại bị ngấm nước, rơi nước … bạn cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng:

Đóng kỹ các khe cắm SIM, khe cắm thẻ nhớ ….trên điện thoại

Hạn chế tối đa cho điện thoại tiếp xúc với nước, đặc biệt là nước biển hay các loại nước ngọt, đồ uống khác …

Nên sử dụng thêm túi chống nước nếu bạn muốn sử dụng điện thoại để chụp ảnh dưới bể bơi, lặn biển hay khi trời mưa

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *