Mẹo tránh đen nồi khi dùng bếp ga: Rất đơn giản, ai cũng nên biết

Những cách dưới đây sẽ giúp bạn giữ cho xoong nồi lúc nào cũng sáng bóng, không bị đen hay ố vàng.

Nồi đun bằng bếp ga chắc chắn sẽ bị đen ở đáy; tuy nhiên một số nguyên nhân khiến nồi bị đen nhiều và nhanh hơn. Việc giải quyết những yếu tố này sẽ giúp những chiếc nồi của bạn ít bị đen hơn.
Các mẹo tránh đen nồi khi dùng bếp ga sẽ giúp bạn ít phải phiền lòng hơn về tình trạng đáy nồi nhanh chóng cháy đen. (Ảnh: Istock)

Các mẹo tránh đen nồi khi dùng bếp ga sẽ giúp bạn ít phải phiền lòng hơn về tình trạng đáy nồi nhanh chóng cháy đen. (Ảnh: Istock)

Mẹo tránh đen nồi khi dùng bếp ga

Xoong nồi không được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng là một trong những nguyên nhân khiến phần đáy nhanh chóng cháy đen thành tảng. Khi bạn nấu nướng, các loại dầu ăn, mắm muối, gia vị có thể rơi vãi hoặc chảy ra bám vào xung quanh và đáy nồi.
Nếu không vệ sinh sạch sẽ mà tiếp tục sử dụng, các phần rơi vãi đó sẽ bị đốt cháy, tạo thành lớp cặn đen ở đáy nồi. Khi còn mới, những lớp cặn đen này có thể dễ dàng loại bỏ bằng miếng cọ sắt nhưng nếu để lâu sẽ rất khó vệ sinh, còn làm hại nồi và ảnh hưởng tới chất lượng đồ ăn. Vì vậy, một trong các mẹo tránh đen nồi khi dùng bếp ga là vệ sinh xoong nồi thật sạch sẽ trước và sau khi nấu nướng.
Lửa bếp ga cũng khiến nồi nhanh đen hơn. Lửa đỏ là do ga sắp hết hoặc chất lượng kém. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần kiểm tra lại bình ga của gia đình mình và thay thế nó. Nên lựa chọn những nhà cung cấp bình ga chất lượng, uy tín.
Các lá chắn gió của bếp ga bị lệch gây thiếu khí cũng gây ra tình trạng đỏ lửa và làm đen nồi. Bạn hãy điều chỉnh lại lá chắn gió bằng cách xoay nó từ từ cho đến khi lửa chuyển về màu xanh.
Nghẹt khe thoát lửa cũng là nguyên nhân khiến lửa bếp có màu đỏ và gây đen nồi. Tình trạng này xuất hiện do bếp không được vệ sinh định kỳ, đồ ăn bám vào các lỗ phun ga trong quá trình đun nấu.  Để khắc phục, hãy tháo đầu đốt ra, dùng kim nhọn và bàn chải để làm sạch khe thoát lửa, chờ khô hẳn rồi lắp vào đùng vị trí.
Nếu đã thử hết các cách trên nhưng bếp ga vẫn có lửa đỏ thì nhiều khả năng ống điếu dẫn ga có dị vật. Trong trường hợp này, nếu không có kỹ thuật cũng như hiểu biết về cách thức hoạt động của bếp ga, bạn hãy gọi thợ đến kiểm tra và khắc phục.
Như vậy, về cơ bản, việc tìm nguyên nhân để xử lý tình trạng lửa đỏ chính là mẹo tránh đen nồi khi dùng bếp ga hiệu quả.
Vệ sinh nồi sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng
Nguyên nhân phổ biến khiến nồi bị đen khi dùng bếp ga chính là do nồi bị bẩn. Khi nấu xong, nếu không vệ sinh sạch sẽ, các váng dầu dính ở đáy nồi sẽ bị cháy đen, làm nồi bị bẩn. Dùng càng lâu lớp cặn bẩn càng dày, càng bám chặt.
day-noi-bi-den-01
Do đó, sau khi sử dụng, bạn cần vệ sinh nồi sạch sẽ để loại bỏ các cặn bẩn và dầu mỡ.

Nếu để nồi bị bám lớp cặn đen thì việc làm sạch sẽ khó hơn. Làm sạch nồi sau mỗi lần sử dụng sẽ giúp ngăn tình trạng nồi bị đen rất hiệu quả.
Kiểm tra bình ga
Nếu bếp ga chuyển sang lửa đỏ thì có thể do bình ga sắp hết. Bạn có thể kiểm tra phần đồng hồ trên bình ga hoặc lắc thấy bình nhẹ là ga trong bình còn không nhiều.
Ngoài ra, nếu mua phải bình ga chất lượng kém, không đảm bảo chất lượng cũng làm lửa cháy đỏ và khiến nồi bị đen.
Vì vậy, nên sử dụng bình ga ở nơi có uy tín, đảm bảo chất lượng.
day-noi-bi-den-02
Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh bếp ga thường xuyên để loại bỏ các cặn bẩn, dầu mỡ dính vào bếp và các lỗ thoát lửa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến lửa bị đỏ và làm đáy nồi bị đen.

Cách làm sạch đáy nồi bị đen, mẹo tẩy vết rỉ sét trên bếp ga

Bếp ga dùng lâu ngày sẽ có vết bẩn, vết rỉ sét do cặn thức ăn bám vào. Bạn có thể loại bỏ chúng bằng các cách sau.

– Vắt một trái chanh để lấy nước cốt. Dùng một chiếc khăn thấm nước cốt chanh rồi chà trực tiếp lên vết rỉ và để yên khoảng 10 – 15 phút, sau đó lau lại bếp một lần nữa. Axit trong chanh có thể loại bỏ vết rỉ sét dễ dàng hơn.

– Hòa tan một ít baking soda cùng với nước theo tỉ lệ 1:1, khuấy đều để tạo thành hỗn hợp đặc sệt rồi cho vào bình xịt nhỏ. Bạn xịt hỗn hợp này lên các vết rỉ sét, kết hợp chà xát bằng 1 miếng nhôm, cuối cùng lau lại bằng nước sạch là được. Baking soda có thể đánh bay vết rỉ sét.

– Trộn giấm ăn cùng với nước sạch theo tỷ lệ 1:2, lắc đều rồi rưới hỗn hợp này lên các vết rỉ sét, để một lúc rồi đánh rửa.

– Đậy nắp bồn rửa bát, ngâm kiềng bếp ga ngập trong nước sôi pha với một ít nước rửa chén. Sau 15 phút, bạn cọ rửa kiềng một lượt rồi rửa lại kiềng với nước sạch.

Để làm sạch phần đáy nồi bị đen, nhiều người sử dụng búi sắt, cát để chà rửa. Cách này mang lại hiệu quả ngay lập tức nhưng lại làm cho đáy nồi có nhiều vết xước. Sau này, nồi càng dễ bám bẩn hơn.

Một số khác lại dùng baking soda rải đều lên đáy nồi rồi đổ giấm lên trên và để một lúc rồi chà rửa. Cách này cũng mang lại hiệu quả nhưng không cao.

Cách hiệu quả và đơn giản nhất để làm sạch các cặn bẩn ở đáy nồi là dùng viên hoặc bột rửa bát.

Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị một chậu nước sôi và pha 1 viên rửa bát/bột rửa bát vào đó. Bỏ nồi vào ngâm trong dung dịch đã pha.

Nếu các vết bẩn không nhiều thì bạn chỉ cần ngâm trong khoảng 1-2 giờ là được. Nếu các vết bẩn bám lâu ngày hơn, bạn nên ngâm nồi trong nước qua đêm.

day-noi-bi-den-03
Sau thời gian ngâm rửa, bạn chỉ cần vớt nồi ra và chà rửa bằng miếng bọt biển thường dùng để rửa bát là được.

Trong viên rửa bát/bột rửa bát có chứa nhiều chất tạo oxy có khả năng làm sạch các vết cháy khét, dầu mỡ bám lâu ngày trên đáy nồi rất tốt.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *