Bia 0 độ có thật sự là không chứa cồn? Uống bia 0 độ, khi thổi nồng độ cồn có lên không?

Loại bia 0 độ được quảng cáo là không chứa cồn. Vậy khi uống loại bia này, thổi nồng độ cồn có lên không?

Uống bia 0 độ, khi thổi nồng độ cồn có lên không?

Các loại bia thông thường sẽ có nồng độ cồn từ 5-8%, một số loại bia có nồng độ cao hơn từ 8-15%. Hiện nay, các nhà sản xuất ra các loại bia 0 độ. Sản phẩm này được tách chiết hết cồn hoặc được ủ theo phương thức đặc biệt để chứa lượng cồn thấp hơn mức cho phép. Trên thực tế, nhiều loại bia 0 độ vẫn có thể chứa khoảng 0,5% cồn.

Quy định về nồng độ cồn trong bia ở mỗi quốc gia là khác nhau. Chẳng hạn như ở Mỹ, Cơ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép các loại đồ uống có nồng độ cồn dưới 0,5% được coi là không cồn. Đức cũng áp dụng quy định tương tự. Ở Anh, bia 0 cồn sẽ có nồng độ cồn dưới 0,05%. Trong khi đó, bia 0 cồn ở Italy tức là loại bia có nồng độ cồn từ 1,2% trở xuống.
bia-0-do-01

Do đó, ngay cả khi sử dụng bia 0 độ, hơi vẫn có thể có nồng độ cồn mặc dù con số này rất thấp. Khi tham gia giao thông, nếu người điều khiển phương tiện bị yêu cầu thổi nồng độ cồn thì máy đo chuyên dụng vẫn có thể phát hiện nồng đồ cồn trong hơi thở. Khi đó, người điều khiển phương tiện giao thông vẫn bị coi là vi phạm. Nếu sử dụng bia 0 cồn, cơ thể vẫn sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để thải hết nồng độ cồn trong máu và hơi thở.

Cách tốt nhất là không nên uống bia rượu, kể cả bia 0 cồn nếu bạn cần phải tham gia giao thông.

Cơ thể mất bao lâu để đào thải hết cồn ra bên ngoài?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra khái niệm đơn vị cồn để tính toán khoảng thời gian cơ thể đài thải cồn ra bên ngoài. Một đơn vị cồn tương tương 10 gram cồn ethanol nguyên chất. Lượng cồn này tương đương với 200ml bia, 75ml rượu vang, 25ml rượu mạnh. Căn cứ vào lượng đồ uống mà quy ra bao nhiêu đơn vị cồn.

Người trưởng thành có sức khỏe bình thường thì gan có thể đào thải được 1 đơn vị cồn sau 1 tiếng. Đây là con số trung bình. Tùy vào thể trạng của mỗi người mà tốc độ đào thải cồn sẽ khác nhau. Trong đó, khoảng 85-90% cồn được xử lý qua gan; khoảng 10-15% cồn được đào thải qua đường hô hấp, da và mồ hôi.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *