Đây là bộ phận quan trọng trong bếp gas ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ngọn lửa và 1 bình gas dùng được trong thời gian bao lâu tuy nhiên lại bị khá nhiều người bỏ qua.
Mâm chia lửa – Bộ phận quan trọng của Bếp gas
Bếp gas từ lâu đã trở thành một thiết bị quen thuộc không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, không phải người sử dụng nào cũng biết sử dụng bếp một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất. Trên bếp gas có một bộ phận quan trọng, chỉ cần vệ sinh nó sẽ tiết kiệm năng lượng một cách đáng kể.
Sau một thời gian sử dụng, chúng ta thấy lửa của bếp gas có màu vàng, đỏ, yếu chứ không còn lửa xanh, mạnh như ban đầu mới mua về. Khi chế biến các món ăn như xào, luộc rau dễ bị nhũn, thâm, giảm vị vì lửa yếu.
Một trong những bộ phận quan trọng nhất của bếp gas chính là mâm chia lửa, quyết định trực tiếp tới khả năng làm việc của bếp gas. Tùy từng loại bếp mà mâm chia lửa sẽ có kết cấu khác nhau và sẽ ảnh hưởng tới công suất nấu nướng của từng dòng bếp. Khi bếp gas được bật, lửa sẽ được bung ra từ mâm chia lửa. Tuy nhiên, khi nấu ăn, có thể nước canh sẽ bị trào ra hoặc thức ăn, dầu mỡ bắn ra ngoài và rơi vào mâm chia lửa khiến các lỗ nhỏ (ống phun gas) xung quanh mâm chia lửa bị bịt kín khiến lửa bị nhỏ. Thậm chí, gas vẫn thoát ra các lỗ đó nhưng mà không cháy, gây thất thoát, lãng phí.
Vệ sinh mâm chia lửa của bếp gas như thế nào mới đúng?
Chuẩn bị:
– Nước rửa chén
– Khăn mềm
– Nước ấm
– Ghim nhỏ
– Chậu nước
Cách tiến hành:
Bước 1: bếp gas một khi sử dụng nên để thật nguội rồi hẵng vệ sinh mâm chia lửa để đảm bảo an toàn cho thiết bị lẫn người dùng. Bạn cũng phải luôn ghi nhớ khoa van gas trước khi tháo mâm chia lửa nhằm tránh các hiện tượng rò khí gas. Kế tiếp, ngâm mâm chia lửa trong chậu nước có pha nước rửa chén trong vài phút.
Bước 2: Làm sạch bằng giẻ lau đã ngâm qua hỗn hợp nước ấm và nước rửa chén. Để tăng thêm độ sáng bóng cho bộ phận này, bạn sẽ pha thêm muối soda vào nước cốt chanh và vận dụng hỗn hợp này chà xát lên những phần cặn bám cứng đầu trên mâm chia lửa.
Bước 3: Ống phun gas của bộ phận tạo lửa cũng cần được vệ sinh bằng một chiếc ghim nhỏ để thông phần ống gas nằm ở chính giữa bếp. Khi mà đã ngâm mâm chia lửa xong, bạn xả sạch với nước là xong.
Bước 4: Mâm chia lửa được rửa sạch chỉ cần qua khâu cuối cùng là làm khô bằng cách úp ngược lên khăn khô. Sau đấy, bạn hãy lắp mâm chia lửa vào bếp gas và có thể dùng thiết bị như thông thường.
Ngoài ra còn một số bí quyết để tiết kiệm gas các bạn cần biết:
+ Không nên bật hay tắt bếp quá nhiều lần trong khi nấu
+ Điều chỉnh lửa phù hợp
+ Khóa bình gas sau mỗi lần nấu nướng
+ Sử dụng kiềng chắn gió
+ Lựa chọn nồi nấu phù hợp
+ Thường xuyên vệ sinh và kiểm tra bếp
Bạn nên vệ sinh bếp ngay sau mỗi lần nấu, tránh để các vết bẩn, vết dầu mỡ bám lên bề mặt bếp, vừa ảnh hưởng đến mĩ quan, vừa ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị, giúp bếp sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh khi nấu nướng. Ngoài ra, bạn cũn nên kiểm tra bếp gas định kì, đảm bảo van gas, ống dẫn gas cũng như các bộ phận khác hoạt động bình thường và không bị hư hãi, tránh gây thất thoát khí gas cũng như thiếu an toàn trong quá trình sử dụng.